Liên HệInvestorsCareersMediaScienceContact Us
Trang ChủTin TứcPfizer và Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam phối hợp tổ chức chuỗi hội nghị khoa học “Gánh nặng bệnh tật của phế cầu trên người trưởng thành – Vai trò của vắc-xin phế cầu cộng hợp”Pfizer và Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam phối hợp tổ chức chuỗi hội nghị khoa học “Gánh nặng bệnh tật của phế cầu trên người trưởng thành – Vai trò của vắc-xin phế cầu cộng hợp”

Từ ngày 21 đến 22 tháng 08 năm 2024, Công ty TNHH Pfizer (Việt Nam) đồng hành cùng Hội Y học Dự phòng Việt Nam tổ chức Chuỗi hội nghị khoa học “Gánh nặng bệnh tật của phế cầu trên người trưởng thành – Vai trò của vắc-xin phế cầu cộng hợp”, nhằm cập nhật những kiến thức mới đến đội ngũ cán bộ y tế tại Việt Nam. 

Toàn cảnh hội nghị “Gánh nặng bệnh tật của phế cầu trên người trưởng thành – Vai trò của vắc-xin phế cầu cộng hợp”

Hội thảo vinh dự đón tiếp hai chuyên gia đầu ngành về các bệnh truyền nhiễm và y tế công cộng trên thế giới là Bác sĩ Eva Polverino, Trưởng Đơn vị Nghiên cứu về Nhiễm trùng Hô hấp tại Khoa Bệnh Hô hấp, Bệnh viện Vall d’Hebron ở Barcelona (Tây Ban Nha), và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng, nguyên Trưởng Khoa Y tế Công cộng tại Trường Đại học Y Dược TP. HCM. Bên cạnh đó, chuỗi hội nghị cũng đã thu hút hơn 1.000 bác sĩ và nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực dự phòng và hô hấp trên cả nước tham dự như:
1. PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc – Chủ tịch Liên Chi Hội Hô hấp TP. HCM
2. GS.TS.BS Phan Trọng Lân - Chủ tịch Hội Y học Dự phòng Việt Nam
Nội dung các báo cáo trong hội nghị xoay quanh gánh nặng bệnh tật do phế cầu khuẩn ở người lớn và dịch tễ học các chủng phế cầu khuẩn gây bệnh trên thế giới cũng như Việt Nam, đặc biệt đề cập đến sự nguy hiểm của bệnh lý do phế cầu trên người cao tuổi và người đang mắc các bệnh mạn tính. Ngoài ra các báo cáo đã cung cấp nhiều thông tin liên quan đến sự khó khăn trong công tác điều trị các bệnh lý do phế cầu khuẩn do tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, dẫn đến việc tăng chi phí và thời gian điều trị. Qua đó, tầm quan trọng của việc tiêm phòng và vai trò của vắc-xin phế cầu cộng hợp đối với bệnh nhân nói riêng cũng như cộng đồng nói chung được nhấn mạnh.
Phế cầu khuẩn gây nhiều bệnh lý nguy hiểm ở người lớn tuổi
Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh viêm phổi cộng đồng (CAP), viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm trùng và nhiễm khuẩn huyết trên toàn thế giới (1) (2). Người lớn tuổi, trẻ em và người suy giảm miễn dịch là những đối tượng dễ mắc các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra. Ngoài ra, người lớn tuổi thường mắc các bệnh mạn tính, chẳng hạn như đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và bệnh tim mạn tính, sẽ càng có nguy cơ mắc thêm bệnh phế cầu khuẩn cao hơn (3) (4).
Không những làm tỉ lệ nhiễm trùng cao, phế cầu khuẩn còn gây tử vong do mắc các bệnh liên quan, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân trẻ em và người cao tuổi (5)

Bác sĩ Eva Polverino, Trưởng Đơn vị Nghiên cứu về Nhiễm trùng Hô hấp tại Khoa Bệnh Hô hấp, Bệnh viện Vall d’Hebron ở Barcelona (Tây Ban Nha), phát biểu tại hội thảo


Bác sĩ Eva Polverino, Trưởng Đơn vị Nghiên cứu về Nhiễm trùng Hô hấp tại Khoa Bệnh Hô hấp, Bệnh viện Vall d’Hebron ở Barcelona (Tây Ban Nha), cho biết: “Theo Nghiên cứu về Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu, năm 2021, cả thế giới có khoảng 344 triệu ca nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và 2,18 triệu ca tử vong do tình trạng này (6). Trong đó, phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra tỉ lệ các ca nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và tử vong cao nhất, ước tính có 97,9 triệu ca nhiễm và 505.000 ca tử vong (7). Riêng tại Việt Nam, tỉ lệ tử vong do viêm phổi năm 2021 là 18,2 trên 100.000 dân (8) (9).”

“Mặc dù thế giới đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỉ lệ tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp dưới (LRTIs) và phế cầu khuẩn, nhưng gánh nặng vẫn còn cao (6). Nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn (IPD) ở người lớn tăng lên theo tuổi và khi hiện diện một số bệnh đồng mắc (10), (11). Sự hiện diện của nhiều bệnh lý mạn tính có thể làm tăng thêm nguy cơ này (12)”, Tiến sĩ Eva Polverino nói thêm. Bà giải thích thêm tầm quan trọng của việc tiêm chủng và vai trò của vắc-xin cộng hợp trong việc giúp ngăn ngừa các bệnh gây ra do phế cầu khuẩn.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính mỗi năm trên thế giới có 1,6 triệu người chết do bệnh phế cầu khuẩn (13), trong đó có đến 600.000 đến 800.000 người lớn chủ yếu do viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết (14). Hơn 90% số ca tử vong này xảy ra ở các nước đang phát triển (15). Nhưng ngay cả ở các quốc gia phát triển, bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn cũng gây tỉ lệ tử vong cao – trung bình 10-20% ở người lớn bị viêm phổi do phế cầu khuẩn, và tỉ lệ này còn cao hơn nhiều ở những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh (16) (17).  

PGS. Đỗ Văn Dũng, Trường Đại Học Y Dược TP.HCM, phát biểu tại hội nghị


PGS. Đỗ Văn Dũng – Trường Đại Học Y Dược TP.HCM bổ sung thêm: “Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh phế cầu ở người trưởng thành bao gồm tuổi tác, đặc biệt là những người trên 65 tuổi, và tình trạng miễn dịch suy yếu như những người mắc bệnh HIV, ung thư huyết học, suy thận mạn, hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, bệnh phổi mạn tính, đái tháo đường, và bệnh gan mạn tính cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Hành vi lối sống như hút thuốc lá và nghiện rượu làm tăng nguy cơ hơn, vì hút thuốc lá làm suy yếu hệ miễn dịch và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, trong khi nghiện rượu có thể làm suy giảm chức năng gan và hệ miễn dịch”.

Gánh nặng các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra là rất lớn
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ mắc bệnh và tử vong sẽ tăng đáng kể theo độ tuổi và tình trạng miễn dịch của bệnh nhân. Đơn cử như các bệnh nhân bệnh tim mạch mạn tính có nguy cơ mắc các bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn (IPD) cao gấp 3-7 lần so với người khỏe mạnh; bệnh nhân đái tháo đường sẽ có nguy cơ mắc IPD cao gấp 2-5 lần; bệnh phổi mạn tính có nguy cơ mắc IPD cao gấp 5-17 lần; ung thư có nguy cơ mắc IPD cao gấp 23-38 lần… (18) Điều đó có nghĩa là các bệnh lý nền có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi do phế cầu khuẩn và ngược lại viêm phổi do phế cầu khuẩn có thể làm nặng thêm các tình trạng bệnh nền vốn có (19).
Tỉ lệ mắc bệnh viêm phổi cộng đồng (CAP) tăng theo tuổi và tình trạng miễn dịch của bệnh nhân, tỉ lệ tử vong của viêm phổi xâm lấn do phế cầu thay đổi từ 6% đến 20% (20).
Tình trạng kháng kháng sinh của phế cầu khuẩn cũng là một vấn đề toàn cầu (21). Tỉ lệ kháng macrolide và penicillin đang gia tăng, dẫn đến thất bại điều trị và tăng chi phí y tế (22). Một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tử vong cao hơn ở những bệnh nhân nhiễm phế cầu khuẩn kháng penicillin (23).
Bên cạnh đó, gánh nặng tài chính do chi phí nhập viện và điều trị các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra là không hề nhỏ. Đơn cử như để điều trị viêm phổi, mỗi năm châu Âu tốn hơn 10 tỉ euro (22), trong đó chi phí điều trị bệnh nhân nhập viện do viêm phổi cộng đồng ở Đức là khoảng 1.333 đô la Mỹ mỗi trường hợp (22). Một nghiên cứu vào năm 2004 tại Mỹ ước tính bệnh phế cầu khuẩn gây ra 4 triệu ca bệnh, 22.000 ca tử vong, 445.000 ca nhập viện, 774.000 lượt khám cấp cứu, 5 triệu lượt khám ngoại trú và 4,1 triệu đơn thuốc kháng sinh ngoại trú (23). Không những thế, gánh nặng kinh tế do bệnh phế cầu khuẩn gây ra ở người lớn trên 50 tuổi mỗi năm là khoảng 3,7 tỉ đô la Mỹ chi phí điều trị trực tiếp và 1,8 tỉ đô la Mỹ chi phí gián tiếp (22). Trong đó, viêm phổi chiếm 22% số ca bệnh nhưng chiếm tới 72% chi phí chữa trị. Đáng chú ý, bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên chiếm phần lớn chi phí (1,8 tỷ đô la Mỹ hàng năm) (23).
Trong khi đó, theo thống kê riêng tại Việt Nam, chi phí điều trị trung bình cho mỗi bệnh nhân viêm phổi cộng đồng dao động trung bình từ 15-23 triệu đồng (tương đương từ 600-1.000 đô la Mỹ) và thời gian nằm viện trung bình là từ 6-13 ngày (24). Vì vậy, dự phòng kịp thời đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và tác hại của bệnh do phế cầu mang lại.

Có thể phòng ngừa từ sớm
Tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, việc già hóa dân số và gia tăng các bệnh mạn tính sẽ dẫn đến tỉ lệ nhiễm phế cầu khuẩn và chi phí điều trị tăng cao. Vì thế, phòng ngừa nhiễm phế cầu khuẩn chủ động bằng vắc-xin có thể được xem là một chiến lược hiệu quả giúp giảm gánh nặng bệnh tật, kháng kháng sinh và chi phí y tế trên bình diện vĩ mô.
PGS. Đỗ Văn Dũng, Trường Đại Học Y Dược TP.HCM, nhấn mạnh: “Bên cạnh các biện pháp dự phòng không đặc hiệu như đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc nơi đông người, hạn chế các đường lây truyền thì dự phòng chủ động bằng vắc-xin là một trong những giải pháp quan trọng nhất.” Ông cũng giải thích thêm về vai trò của vắc-xin cộng hợp trong việc giúp ngăn ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra.

Ông Darrell Oh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Pfizer Việt Nam, phát biểu tại hội nghị
 

Ông Darrell Oh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Pfizer Việt Nam, cho biết: “Tại Pfizer, chúng tôi đã đồng hành tại Việt Nam trong nhiều năm qua nhằm hỗ trợ giải quyết những thách thức trong lĩnh vực dự phòng và điều trị bệnh. Chúng tôi tin rằng việc thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên công tư liên quan sẽ giúp đẩy mạnh khả năng của hệ thống chăm sóc sức khỏe trong việc ứng phó các thách thức về y tế như các bệnh liên quan đến phế cầu. Chúng tôi tự hào với sứ mệnh Pfizer là đem “Những đột phá giúp thay đổi cuộc sống bệnh nhân”, trong đó có vắc-xin ngừa Phế cầu đầu tiên trên thế giới, vắc-xin Covid-19... Pfizer sẽ tiếp tục hành động dựa trên tiêu chí “Science will win” – Khoa học sẽ chiến thắng. Chuỗi hội nghị khoa học về phế cầu lần này, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành và báo cáo viên quốc tế, chính là dấu ấn thể hiện rõ nét nỗ lực của Pfizer trong sứ mệnh đồng hành, hỗ trợ cập nhật kiến thức khoa học, các tiến bộ y khoa cho cán bộ nhân viên y tế. Chúng tôi cam kết góp phần trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tạo nên một Việt Nam khỏe mạnh hơn.”

 

 

Nguồn :                                                                                                     
(1) Blasi F , Mantero M , Santus P , et al . Understanding the burden of pneumococcal disease in adults. Clin Microbiol Infect 2012;18(Suppl 5):7–14.doi:10.1111/j.1469-0691.2012.03937.x
(2) Drijkoningen JJ , Rohde GG . Pneumococcal infection in adults: burden of disease. Clin Microbiol Infect 2014;20(Suppl 5):45–51.doi:10.1111/1469-0691.12461 
(3) Kyaw MH , Rose CE , Fry AM , et al . Active Bacterial Core Surveillance Program of the Emerging Infections Program Network. The influence of chronic illnesses on the incidence of invasive pneumococcal disease in adults. J Infect Dis 2005;192:377–86.doi:10.1086/431521 
(4) Shea KM , Edelsberg J , Weycker D , et al . Rates of pneumococcal disease in adults with chronic medical conditions. Open Forum Infect Dis 2014;1:ofu024.doi:10.1093/ofid/ofu024 
(5) The Burden of Streptococcus pneumoniae-Related Admissions and In-Hospital Mortality: A Retrospective Observational Study between the Years 2015 and 2022 from a Southern Italian Province, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10458359/#B1-vaccines-11-01324 
(6) GBD 2021 Lower Respiratory Infections and Antimicrobial Resistance Collaborators. Lancet Infect Dis 2024:S1473-3099(24)00176-2 (plus Suppl Appendix 2); 
(7) Our World in Data. https://ourworldindata.org/pneumonia#all-charts (accessed August 2024); 
(8) Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME). https://vizhub.healthdata.org/gbd-results/ (accessed July 2024); 
(9) Smith-Vaughan H, et al. Lancet Reg Health West Pac 2022;32:100651
(10) CDC. https://www.cdc.gov/vaccines/pubs/surv-manual/chpt11-pneumo.html#f3 (accessed August 2024) 
(11) Vila-Corcoles A et al. Lung 2020;198:481–489 
(12) Pelton SI et al. BMC Infect Dis 2015;15:470 
(13) World Health Organization, Pneumococcal conjugate vaccine for childhood immunization: WHO position paper, Wkly Epidemiol Rec, 82 (12) (2007), pp. 93-104
(14) Maimaiti N, Ahmed Z, Md Isa Z, et al (2013) Clinical burden of invasive pneumococcal disease in selected developing countries. Value in Health Regional Issues 2:259–263. doi: 10.1016/j.vhri.2013.07.003 
(15) Rwanda becomes first developing nation to introduce the pneumococcal vaccine. In: Gavi, the Vaccine Alliance. https://www.gavi.org/rwanda-becomes-first-developing-nation-to-introduce-the-pneumococcal-vaccine. Accessed 9 Aug 2024 
(16) WHO.INT; Immunization, Vaccines and Biologicals Division. Pneumococcal Vaccines. WHO.INT. Available at https://www.who.int/vaccines/en/pneumococcus.shtml. Accessed 9 Aug 2024 
(17) Rudan I, Campbell H. The deadly toll of S pneumoniae and H influenzae type b.Lancet. 2009 Sep 12. 374(9693):854-6. [QxMD MEDLINE Link].
(18) Van Hoek AJ, Andrews N, Waight PA, et al (2012) The effect of underlying clinical conditions on the risk of developing invasive pneumococcal disease in England. Journal of Infection 65:17–24. doi: 10.1016/j.jinf.2012.02.017 
(19) Wyrwich KW, et al. Patient. 2013;6(2):125-134 
(20) File TM. Community-acquired pneumonia. Lancet 2003; 362: 1991–2001.
(21) Pneumococcal Disease [Internet]. World Health Organization; [cited 2024 Jul 17]. Available from: https://www.who.int/teams/health-product-policy-and-standards/standards-and-specifications/vaccine-standardization/pneumococcal-disease 
(22) Blasi F, Mantero M, Santus P, Tarsia P (2012) Understanding the burden of pneumococcal disease in adults. Clinical Microbiology and Infection 18:7–14. doi: 10.1111/j.1469-0691.2012.03937.x 
(23) Huang SS, Johnson KM, Ray GT, et al (2011) Healthcare utilization and cost of pneumococcal disease in the United States. Vaccine 29:3398–3412. doi: 10.1016/j.vaccine.2011.02.088 
(24) Dao DT (2024) Các Câu Hỏi Thường Gặp Liên Quan đến Bệnh Viêm Phổi. In: Báo Sức khỏe & Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế. https://suckhoedoisong.vn/cac-cau-hoi-thuong-gap-lien-quan-den-benh-viem-phoi-169240316132646196.htm. Accessed 9 Aug 2024 
                     


Về Pfizer: Những bước đột phá nhằm thay đổi cuộc sống bệnh nhân
Tại Pfizer, chúng tôi áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến cùng các nguồn lực toàn cầu nhằm mang lại những giải pháp hiệu quả trong việc duy trì và cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống cho mọi người. Chúng tôi luôn nỗ lực thiết lập tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và mang lại giá trị trong việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, bao gồm các loại thuốc và vắc-xin mới, tiên tiến.
Mỗi ngày, nhân viên của Pfizer làm việc trên khắp các thị trường phát triển và thị trường mới nổi với mục tiêu nâng cao sức khỏe, cung cấp các giải pháp phòng ngừa, điều trị những căn bệnh đáng sợ nhất trong thời đại hiện nay. Với trách nhiệm là một trong những công ty dược phẩm sinh học sáng tạo hàng đầu thế giới, chúng tôi hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chính phủ và cộng đồng địa phương nhằm hỗ trợ và mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy, giá cả phải chăng trên toàn thế giới. Trong hơn 170 năm, chúng tôi đã làm việc để tạo ra sự khác biệt cho tất cả những người tin tưởng. Để tìm hiểu thêm thông tin về Pfizer, vui lòng truy cập trang web chính thức: www.pfizer.com. Hoặc theo dõi thông tin của chúng tôi trên Twitter tại @Pfizer và @Pfizer News, LinkedIn, YouTube và Facebook tại Facebook.com/Pfizer.


Lưu ý
Thông tin trong bản thông cáo này được phát hành vào ngày 23 háng 8 năm 2024. Pfizer không có nghĩa vụ phải cập nhật các tuyên bố trong tương lai trong bản phát hành này bao gồm thông tin mới hoặc các sự kiện phát triển trong tương lai.

Liên hệ
Ms. Hồ Hà Minh
+84 987 530 219
[email protected]



 

 

Cơ Hội Nghề NghiệpTin Tức Health Care Pro Partners Về Chúng TôiSức Khỏe Của BạnKhoa Học Của Chúng Tôi Media Pfizer Inc.Chính Sách Bảo MậtĐiều Khoản Sử DụngLiên Hệ Business to Business Bản quyền thuộc Pfizer © 2002 - 2022.