Rung nhĩ, hay viết tắt là AFib, là một loại rối loạn nhịp tim phổ biến khiến bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao hơn và tỷ lệ mắc chứng rung nhĩ cao hơn ở người từ 65 tuổi trở lên.1 Ngoài ra, rung nhĩ sẽ ảnh hưởng đến khoảng 12 triệu người Mỹ vào năm 2030.2 Tuy nhiên khảo sát của Harris Poll thực hiện với 1.010 người Mỹ trưởng thành và thay mặt cho Liên minh Bristol Myers Squibb-Pfizer cho thấy phần lớn người trên 40 tuổi không biết về tình trạng bệnh này.3
Tháng 9 đánh dấu Tháng nhận thức rung nhĩ và Matter of Moments, sáng kiến giáo dục về rung nhĩ được Liên minh Bristol Myers Squibb-Pfizer ủng hộ, cam kết nâng cao nhận thức về bệnh này và nguy cơ đột quỵ liên quan, đặc biệt trong tháng này. Tại sao là “Matter of Moments?” Bởi tính mạng của cá nhân cũng như gia đình và bạn bè có thể bị ảnh hưởng bởi chứng đột quỵ liên quan đến rung nhĩ chỉ trong tích tắc.
Trong năm qua, Liên minh đã tiếp tục tập hợp được các ý kiến quan trọng về chủ đề rung nhĩ từ các chuyên gia y tế, người đại diện tổ chức ủng hộ và bệnh nhân - cho một chuỗi gồm năm bài báo trên nền tảng Yahoo! Lifestyle nhằm mục đích giúp nhiều người hiểu rõ hơn về chứng rung nhĩ, mối liên quan đến chứng đột quỵ và cách chuẩn bị để thảo luận những chủ đề này với bác sĩ điều trị nếu họ đang có nguy cơ cao về bệnh lý này.
“Điều quan trọng là phải nắm rõ thông tin về chứng rung nhĩ và nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi, nhiều người không biết rõ về chứng rung nhĩ. Bởi những bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao gấp năm lần so với người bình thường, nên cần phải giáo dục để hiểu rõ chứng rung nhĩ và mối liên quan đến đột quỵ,” Andrea Russo, MD, Cựu Chủ tịch của Hội Nhịp Tim, trong một bài phỏng vấn.
Mellanie True Hills, Tổng giám đốc StopAfib.org, tổ chức bảo vệ bệnh nhân kiêm nhà sáng lập tổ chức AFib Awareness Month đã chia sẻ kinh nghiệm bản thân về chứng rung nhĩ trong bài báo đầu tiên: Bà cho hay “khi tôi mắc chứng rung nhĩ, tim tôi cảm giác như con cá thoi thóp hay như chiếc máy giặt mất cân bằng trong lồng ngực vậy”. “Tuy nhiên một số người có thể không trải qua bất kỳ triệu chứng rung nhĩ thông thường nào hay thậm chí không có bất kỳ triệu chứng nào.
Hãy đọc những bài báo sau để tìm hiểu thông tin chi tiết về bệnh lý và chuẩn bị sẵn sàng để thảo luận với bác sĩ của bạn về chứng rung nhĩ và mối liên quan đến nguy cơ đột quỵ:
Tại sao người lớn tuổi nên chú ý đến vấn đề rung nhĩ (AFib) khi thăm khám định kỳ
Đối tượng có nguy cơ mắc chứng rung nhĩ, hay viết tắt là AFib, và lý do liên quan?
Giới Thiệu Chung Về Khảo Sát Matter Of Moments
Khảo sát này được thực hiện trực tuyến bởi Harris Poll thay mặt cho Liên minh Bristol Myers Squibb-Pfizer tiến hành trên 1.010 người Mỹ từ 40 tuổi trở lên và 500 bệnh nhân rung nhĩ (AFib) từ 40 tuổi trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 9 tháng 5 đến ngày 28 tháng 5 năm 2019. Các số liệu về độ tuổi theo giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, chủng tộc/nguồn gốc dân tộc, khu vực, quy mô gia đình, tình trạng hôn nhân và tình trạng việc làm được xem xét nếu cần để cân đối với tỷ lệ thực trong nhóm bệnh nhân liên quan. Tìm hiểu thêm về kết quả khảo sát tại đây.
Giới Thiệu Về Sáng Kiến Matter Of Moments
Chứng rung nhĩ, hay AFib, dự kiến gây ảnh hưởng đến khoảng 8 triệu người ở Mỹ vào năm 2019.3 Ngoài ra, rung nhĩ còn làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ.1,4 Thông qua sáng kiến Matter of Moments, Liên minh Bristol Myers Squibb-Pfizer đặt mục tiêu nâng cao nhận thức về chứng rung nhĩ và nguy cơ đột quỵ liên quan bằng cách phối hợp với chuyên gia y tế và những “tổ chức ủng hộ” để cung cấp nguồn tài liệu, giúp những người có nguy cơ và người thân của họ có thể tự chịu trách nhiệm về sức khỏe của bản thân bằng cách trao đổi với trực tiếp với bác sĩ. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập trang web Matter of Moments website.
Tài Liệu Tham Khảo:
January CT, Wann LS, Calkins H, et al. 2019 AHA/ACC/HRS focused update of the 2014 AHA/ACC/HRS guideline for the management of patients with atrial fibrillation: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines and the Heart Rhythm Society. Circulation. 2019;140:e125-e15 .
Colilla S, et al. Estimates of current and future incidence and prevalence of atrial fibrillation in the U.S. adult population. Am J Cardiol. 2013;112:1142–1147.
Pfizer/BMS MoM Survey conducted by The Harris Poll, May 2019.
Wolf PA, Abbott RD, Kannel WB. Atrial fibrillation is an independent risk factor for stroke: The Framingham Study. Stroke. 1991;22(8):983-988. .Wolf PA, Abbott RD, Kannel WB.